TRƯỜNG ĐOẠN II: KHÚC DẠO ĐẦU HÙNG TRÁNG

Speaker

Pháo cao xạ - vũ khí bí mật bí mật làm nên chiến thắng lịch sự:

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp luôn tự tin cho rằng mình có một lực lượng quân sự vô cùng hùng mạnh, với tổng quân lính 16.000 người, được trang bị nhiều vũ khí hạng nặng như: pháo 155mm, súng cối 120mm, cùng 1 đại đội xe tăng 18 tấn, ….

Ngoài ra, với sự yểm trợ của lực lượng không quân, với 227 chiếc máy bay ném bom, tiêm kích, 101 máy bay vận tải trên toàn Đông Dương, thực dân Pháp xác định biến chiến trường Điện Biên Phủ thành chiếc “cối xay thịt” đối với bộ đội Việt Nam.

Tuy nhiên, việc xuất hiện pháo cao xạ 37mm (pháo phòng không không quân) tại lòng chảo Điện Biên Phủ là điều bắt ngờ đối với chúng, bởi không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, những khẩu pháo này còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ, khiến chúng hoang mang, lúng túng; để từ đó, bộ đội ta tiến lên giành thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ngoài 9 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn sơn pháo 75mm, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm và 4 đại đội súng cối 120mm, quân đội nhân dân Việt Nam còn được trang bị 1 trung đoàn pháo cao xạ 37mm với 24 khẩu pháo thuộc Trung đoàn pháo cao xạ 367, đơn vị tiền thân của Binh chủng Phòng không không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay.

Nhờ phối hợp chặt chẽ với các binh chủng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc. Sáng ngày 14/4/1954, đại đội 815 đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay đầu tiên của Pháp. 5 ngày tiếp theo, Trung đoàn 367 tiếp tục bắn rơi 14 máy bay địch, bắn bị thương 25 chiếc khác. Kết thúc chiến dịch, bộ đội phòng không của ta đã bắn rơi tổng cộng 62 máy bay, bắn hỏng 117 chiếc khác, tạo điều kiện cho các binh chủng, nhất là pháo binh đối đất, công binh và bộ binh ở các tuyến hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.

Huyền thoại về pháo cao xạ đã trở thành nỗi khiếp đảm của quân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Những câu chuyện vẫn còn nguyên vẹn giá trị lịch sử sừng sững với bức tượng đài kéo pháo vào trận địa pháo đặt tại xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên Phủ là dấu tích cho thấy ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

“Phan Đình Giót - Anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai”

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”

(Khúc bảy - Thanh Thảo)

Để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có biết bao những người chiến sĩ đã hy sinh tuổi xuân xanh của mình vì tự do độc lập của Tổ quốc. Trong đó, tấm gương của người chiến sĩ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai vẫn mãi sáng bừng. Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: "Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân", rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Sự hy sinh của người chiến sĩ ấy chính là minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của các cán bộ chiến sĩ, quân nhân và dân công vào thời bấy giờ.

“Vị nữ bác sĩ người Pháp Geneviève de Galard - Une femme à Diên Biên Phu”

Bà Geneviève de Galard (sinh năm 1925, tại Pháp) đã tình nguyện sang chiến trường Đông Dương vào năm 1953 để tham gia sơ tán những trường hợp thương vong. Vào ngày 28/3/1954, chiếc máy bay Dakota chở bà đến chiến trường Điện Biên Phủ để đón thương bệnh binh đã bị hỏng, không thể cất cánh được, và sau đó bị đạn pháo Việt Minh phá hủy, khiến bà bị kẹt lại ở Điện Biên Phủ. Khi đó bà Geneviève de Galard là người phụ nữ Pháp duy nhất có mặt trong lòng chảo Điện Biên.

Ngày 24/5/1954, bà Geneviève de Galard được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh trao trả tự do. Là người phụ nữ duy nhất trong số tù binh Pháp, trở về từ chiến trường Điện Biên Phủ, bà được hàng chục nhiếp ảnh gia và nhà báo quốc tế săn đón ngay sau khi hạ cánh ở sân bay Bạch Mai - Hà Nội. Trở về Pháp, bà vẫn tiếp tục làm công việc y tá cấp cứu hàng không một vài năm, sau đó bà làm việc tại Trung tâm phục hồi chức năng Invalides dành cho những người bị thương nặng. Bà kết hôn với Đại úy Jean de Heaulme - người mà bà đã gặp ở Đông Dương, và họ có ba người con. Đến năm 88 tuổi, bà cho xuất bản cuốn hồi kí “Une femme à Dien Bien Phu” kể về những kỉ niệm, hồi ức của bản thân trong những năm tháng tại “lòng chảo Điện Biên”. Bà Geneviève de Galard mất vào năm vào ngày 30/05/2024, hưởng thọ 99 tuổi.